Nghành cơ khí Việt Nam cần được hỗ trợ về chính sách

 Kinh nghiệm của Hàn Quốc, Ấn Độ
Cơ khí là ngành công nghiệp then chốt của nền kinh tế, nó vừa là nền tảng vừa là động lực phát triển của các ngành khác. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, 

 

Kinh nghiệm của Hàn Quốc, Ấn Độ
Cơ khí là ngành công nghiệp then chốt của nền kinh tế, nó vừa là nền tảng vừa là động lực phát triển của các ngành khác. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, khi muốn phát triển thị trường thiết bị cơ khí trong nước, Chính phủ phải có những hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp cơ khí.

Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về sự hỗ trợ của Chính phủ đối với các công ty cơ khí nội địa. Trước những năm 1990, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng bằng nội tệ cho các doanh nghiệp với mức khoảng 7%/năm trong khi lãi suất gửi tiền lúc đó hơn 10%.

Chính sách này giúp các doanh nghiệp cơ khí trong nước có sức mạnh về đồng vốn để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Thêm vào đó, Chính phủ nước này còn luôn ưu tiên tiêu thụ sản phẩm của các công ty cơ khí nội địa dù giá thành chưa được cạnh tranh so với nước ngoài.

Tại Ấn Độ, nhằm tạo cơ hội cho thị trường cơ khí phát triển, Chính phủ nước này ban hành cơ chế nghiêm cấm sự tham gia của các công ty nước ngoài khi không có cơ sở sản xuất tại Ấn Độ khi tham gia đấu thầu các dự án trong nước có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước. Nhờ đó, các công ty cơ khí của Ấn Độ có cơ hội thắng thầu cao hơn.
Lẽ ra, Việt Nam phải quy định điều này ngay trong luật Đấu thầu từ rất lâu, tránh xảy ra tình trạng các doanh nghiệp tham thầu rẻ, không chỉ ảnh hưởng đến các công ty cơ khí nội địa mà còn ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động trong nước.

Đặc biệt, một hệ lụy khác không kém phần tai hại đó là nguy cơ Việt Nam nhanh chóng biến thành bãi rác công nghệ vì nhà thầu ngoại nhập khẩu dây chuyền công nghệ lạc hậu, hết thời gian khấu hao.

Chính phủ cần tháo gỡ cơ chế cho các doanh nghiệp
Đó là nguyện vọng của hầu hết các đại biểu tham dự Đại hội nhiệm kỳ III, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam diễn ra mới đây. Các đại biểu kiện nghị: Cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu để các công ty cơ khí nội địa có nhiều cơ hội tham gia các dự án trong nước bằng cách tăng tỉ lệ bắt buộc sử dụng vật tư, thiết bị công nghiệp do Việt Nam sản xuất đạt chất lượng trong hồ sơ thầu. Từ đó giúp hạn chế nhập khẩu, giành thị phần cho các nhà thầu Việt Nam, ngăn chặn việc sử dụng bừa bãi lao động nước ngoài.

Vì thế, trong Luật đấu thầu sửa đổi vừa được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày trong kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, một điểm rất đáng quan tâm đó là dự thảo luật sửa đổi đã quy định việc ưu tiên phát triển nguồn lực, tạo cơ hội cho nhà thầu trong nước trúng thầu và tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước.

Cụ thể, yêu cầu nhà thầu nước ngoài liên doanh hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam. Dự thảo luật đưa ra quy định yêu cầu nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam phải liên doanh hoặc ký hợp đồng với nhà thầu phụ Việt Nam.

Nhà thầu nước ngoài chỉ được phép sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước không đủ khả năng thực hiện và không đáp ứng yêu cầu của gói thầu theo quy định của pháp luật.

Một khi được hỗ trợ về chính sách, các công ty cơ khí nội địa sẽ nắm bắt được các cơ hội và giành ưu thế so với các nhà thầu ngoại. Thực tế đã có nhiều dự án lớn ở trong và ngoài nước được các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam thực hiện thành công với tỷ lệ nội địa hóa cao.

Đơn cử như dự án Gove của Australia nằm trong dự án mở rộng nhà máy khai thác và chế biến bô xít của Tập đoàn Alcan với công suất mở rộng băng 1.800.000 tấn/năm với giá trị đầu tư khoảng 2 tỷ USD.

Alcan đã thuê một khu tại cảng Chân Mây, thuê kỹ sư và công nhân Việt Nam làm việc dưới sự điều hành của một số kỹ sư của tập đoàn để chế tạo một bộ phận lớn của thiết bị sau đó láp ráp, hiệu chỉnh tại Việt Nam thành các cụm, kéo sang Australia và đưa vào nhà máy như một bộ phận đã lắp ráp và căn chỉnh hoàn thiện. Hoặc dự án Xi măng Sông Thao của Lilama đã đạt tỷ lệ nội địa hóa 70% về khối lượng và 38% về giá trị; chương trình chế tạo thiết bị cơ khí thủy công có tỷ lệ nội địa hóa đến 90%.

< Trở lại